Về di tích

Giới thiệu

Đền Thần thuộc phường Tăng Tiến, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đền Thần nằm cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 5km về phía Tây Nam. Từ trung tâm thành phố Bắc Giang theo đường quốc lộ 1 A khoảng 5km đến đền Thần.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, địa danh này thuộc xã Phúc Tằng, tổng Phúc Tằng, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc. Xã Phúc Tằng có 3 thôn: Bẩy, Tự, Trạch (Chằm).Từ khi thực dân Pháp đô hộ, chúng chia tổng Phúc Tằng thành hai tổng: Phúc Long và Phấn Sơn. Ngày 11/5/1917, quyền thống xứ Bắc Kỳ ra Nghị định giải thể tổng Phúc Long. Các xã Phúc Long Hạ, Thượng Phúc, Phúc Tằng, Điêu Liễn sáp nhập vào tổng Hoàng Mai, huyện Việt Yên.

Xem thêm

Khám Phá

PHƯƠNG ĐỀN

Qua cổng đền là Phương Đền, Phương Đền được xây dựng theo kiểu chồng diêm với hai tầng tám mái đao cong. Đỉnh bờ nóc tạo hình mặt nguyệt, bờ dải xây tạo dải hoa chanh nối các đầu đao cong bay bổng được tạo hình rồng uốn lượn. Tầng mái thứ hai, trên bờ dải đặt đôi nghê chầu ra ngoài như để kiểm soát tư cách khách hành hương vào lễ đền.

TOÀ TIỀN TẾ

Trải thời gian mưa nắng gội rửa, ngôi đền xưa không còn nữa. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, năm 2007, ông Nguyễn Minh Mẫn cùng nhân dân địa phương đã khôi phục lại đền Thần khang trang, tố hảo, làm nơi tôn thờ các vị đại vương, theo như phong tục xưa ở xã Phúc Tằng đã được ghi nhận trong thần tích, thần sắc còn lưu giữ.

NHÀ MẪU

Nhà Mẫu nằm bên trái đền Thần được xây theo lối kiến trúc hình chữ Tam. Toà tiền tế có 5 gian xây bình đầu bít đốc với hai mặt mái lợp ngói mũi. Bờ nóc xây gạch phủ áo vữa, chính giữa bờ nóc đắp biển đề chữ Hán: “Mẫu Nghi Thiên Hạ”. Bờ dải cũng xây gạch phủ áo vữa chạy thẳng, rồi xây dật cấp nối với hai trụ biểu phía trước, tạo thế tường hồi tay ngai. Phần mái trước để thông thoáng không lắp cửa.
Phần liên kết các vì mái toà tiền tế theo kiểu vì kèo trốn trụ, các cấu kiện không chạm khắc hoa văn.

Xem thêm chủ đề

Thờ Cúng Tổ Tiên

Hầu Đồng

PHƯƠNG ĐỀN

TOÀ TIỀN TẾ

NHÀ mẪU